Bản tin tháng 06/2020 (tiếp theo)

Những Thông Tin Mới Về Pyrope Garnet Màu Hồng Đổi Màu

 

Hình 4: Viên garnet pyrope đổi màu hình oval, nặng 20,00 ct này được cắt bởi Victor Tuzlukov. Ảnh của Kevin Schumacher, thuộc sở hữu của các hàng trang sức Woods.

Các cửa hàng trang sức Woods (Blanco, Texas) trưng bày các viên pyrope garnet màu hồng thay đổi màu (hình 4) tại triển lãm AGTA. Màu sắc của chúng thay đổi từ màu tím trong ánh sáng tương đương ánh sáng ban ngày sang màu hồng trong ánh sáng sợi quang. Đây là lần đầu tiên có một bộ sưu tập lớn như vậy tại AGTA, theo thợ cắt mài đá quý, hành nghề tự do Desmond Chan, người đang hỗ trợ cho các cửa hàng trang sức Woods. Ông nói rằng các viên đá này đã được đón nhận rất tốt.

Loại đá này ít xuất hiện trên thị trường, Chan nói, vì không khai thác được nhiều đá thô, và mỏ đá ở Morogoro, Tanzania đã bị cạn kiệt. Các viên garnet này được khai thác vào năm 1988. Ban đầu được cho là rhodolite, chúng được giữ trong một hộp ký gửi an toàn cho đến năm 2014, khi chúng được mua bởi các thợ cắt mài đá Meg Berry, Todd Wacks và Jason Mistrava. Wacks (Tucson Todd, Gems, Tucson và Vista, California) là người đầu tiên phát hiện ra sự thay đổi màu sắc và ông đã giới thiệu những viên garnet này vào năm 2015 tại triển lãm Riverpark Inn (Pueblo) (Spring 2015 GNI, trang 88 – 89). GIA đã thực hiện một nghiên cứu ngọc học về loại đá này (Z. Sun và những người khác, “Vanadium and chromium bearing pink pyrope garnet”, Winter 2015 G&G, trang 349 – 369). Một phát hiện thú vị là hai trong số những viên đá lớn hơn có sự thay đổi màu sắc mạnh nhất.

Theo báo cáo của Doubrava (Jason Doubrava Gems & Minerals, Poway, California) thì những viên garnet đổi màu thế này đã “cháy hàng” trong bốn hoặc năm năm qua. Ông nói rằng người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về những viên garnet này và đánh giá cao hơn về màu sắc đa dạng của chúng so với trước đây. “Những thứ này hoàn toàn tỏa sáng”, ông nói về những viên garnet đổi màu tại gian hàng trưng bày của mình.

(Theo Erin Hogarth, phần Gem News International, quyển G&G Spring 2019)

 

Trò Chuyện Với Color Source Gems

 

Hình 5: Moshe Chalchinsky, công ty Color Source Gems đã mua được mẫu đá emerald dạng thô trên đá gốc ở Nova Era, Brazil, vào những năm 1980. Kể từ đó, mẫu đá này luôn đi cùng ông đến mọi cuộc triển lãm thương mại. Ảnh của Kevin Schumacher, mẫu đá thuộc sở hữu công ty Color Source Gems.

Color Source Gems có trụ sở chính tại New York, ngay lần đầu tiên được chiêm ngưỡng mẫu đá này trên bàn của nhà cung cấp trong một chuyến đi đến Brazil đã quyết định mua nó. Sau đó, khi nhận được lô hàng emerald ông đã mua, ông đã rất ngạc nhiên khi thấy mẫu đá thô vẫn nguyên vẹn như lúc đầu ông nhìn thấy trong lô hàng. Trong hơn 30 năm, nó đã đồng hành cùng ông đến mọi cuộc triển lãm. “Nó giống như một linh vật, một bùa may mắn”, bà Rachel Chalchinsky – vợ ông và là phó chủ tịch điều hành của công ty – cho biết. Mặc dù nhiều người đã muốn mua mẫu emerald này nhưng ông trả lợi rằng nó không phải để bán.

Tuy emerald được xem là linh vật của công ty, nhưng Color Source Gems có truyền thống chuyên về ruby, sapphire và emerald (đá mài giác và trang sức). Ộng Moshe nói rằng xu hướng hiện nay là sử dụng đá quý có giá phải chăng, vì vậy công ty ông đang chuyển hướng sang tsavorite, spinel và rhodolite. Trong năm nay spinel là rất thịnh hành, đặc biệt là spinel màu xám, theo Rachel, và khách tham quan đặc biệt bị thu hút bởi màu tím giống như nho của những viên rhodolite garanet của họ. Những mẫu đá lớn thì khó mua bán hơn, Moshe nói. Trong một chuyến đi gần đây đến Sri Lanka và Bangkok, ông mua đá chủ yếu từ 1 đến 5 carat.

Các tinh thể emerald thô còn nằm trong đá chủ màu đen (hình 5) được trưng bày tại gian hàng của công ty Color Source Gems là một trong những sản phẩm nổi bật tại triển lãm các loại đá mài giác và trang sức AGTA. Moshe Chalchinsky, chủ tịch của

 

Hình 6: Xu hướng sử dụng các viên sapphire màu khác màu xanh truyền thống và màu lạ mắt đang thịnh hành, điển hình là viên đá nặng 4,08 ct này. Hình ảnh do công ty Color Source Gems cung cấp.

Bà Rachel cho biết những viên đá quý mà họ tìm mua – sạch (cực ít tạp chất), được cắt mài đẹp và hình dáng đẹp, màu sắc hấp dẫn, đồng nhất – đã trở nên khan hiếm và đắt tiền hơn. Họ gắn bó với các thiết kế trang sức cổ điển như nhẫn gắn ba viên đá và lắc tay thể thao. Ông Moshe cho biết thị trường đã thay đổi vì trang sức thường được bán trên các kênh mua sắm, điều này không dễ cạnh tranh. Họ đã bắt đầu tập trung nhiều hơn vào đá; hai người con trai của họ cũng đã tham gia kinh doanh và cũng quan tâm đến đá hơn là trang sức.

Bà Rachel xem phương tiện truyền thông xã hội, chủ yếu là Instagram, như một tiềm năng chính, đối tượng người dùng mạng này có nhu cầu về đá màu. Những người có ảnh hưởng lớn trên Instagram, bà nói, ngày càng mong muốn sở hữu những viên đá độc đáo và lạ mắt mà không phải ai cũng có thể nhận biết được, như đá Malaya garnet. Hiện nay, mọi người muốn một cái gì đó khác biệt, một chút bí ẩn, theo lời ông Moshe. Bà Rachel nhấn mạnh rằng có một xu hướng lớn đối với các loại sapphire có màu khác lạ và đặc biệt (hình 6) vì chúng khác với sapphire màu xanh truyền thống.

Trong khi, bà Rachel là thế hệ thứ tư của một gia đình có truyền thống kinh doanh kim hoàn, nhưng ông Moshe mới tham gia thị trường kinh doanh được  35 năm. Sau khi từ Israel đến Mỹ, ông học tiếp thị và sau đó bán bảo hiểm. Ông chơi bóng đá với những người trong ngành kinh doanh trang sức, một trong số họ mời Moshe làm việc cho họ. Ông nói về khoảng thời gian đó: “Tôi đang chạy trên đường 47, chạy lên chạy xuống, gõ cửa từng nhà”. Vào giữa những năm 1980, ông thành lập MCR Gems (sau đổi tên thành Color Source Gems vào năm 2015). Moshe lần đầu tiên tham dự triển lãm ở Tucson hơn 20 năm trước.

Khi được hỏi, điều gì quan trọng với ông từ ngày này qua ngày khác, Moshe nói,”Đó là sự phục vụ … và niềm tin. Và tôi luôn đối xử với các nhà cung cấp của mình đúng cách”. Bà Rachel nói thêm rằng Color Source Gems đã có một số nhà cung cấp cố định trong hơn 30 năm qua.

Gần đây, “Chúng ta không thể nói không với bất cứ ai”, một trong những người con trai của Moshe nói với ông. “Nếu điều đó tồn tại, hãy nói với họ “Tôi” sẽ tìm nó cho bạn”.

(Theo Erin Hogarth, phần Gem News International, quyển G&G Spring 2019)

 

Tác Phẩm Khắc Bằng Tay Từ Ý


Hình 7: Vỏ ốc được thu hoạch từ vùng biển Caribbean có màu nền nâu sẫm (trái), trong khi vỏ từ Châu Phi, đặc biệt là Madagascar, cho thấy màu nền nhạt hơn nhiều (phải). Ảnh của Vincenzo Imposimato.

Vincenzo Imposimato (Naples) đã mang các tác phẩm chạm khắc bằng tay từ vỏ ốc và các công cụ chạm khắc của mình đến triển lãm GJX để trình diễn việc tạo ra những tác phẩm tinh xảo này.

Đây là chuyến thăm thứ sáu của Imposeimato đến Tucson. Khi còn là một đứa trẻ, ông bị mê hoặc bởi những tác phẩm chạm khắc trên vỏ sò mà ông được xem ông nội làm tại nhà. Ông cũng đam mê vẽ từ khi còn rất trẻ, vì vậy nghề chạm khắc tác phẩm nghệ thuật là một lựa chọn tự nhiên.

Imposeimato chủ yếu sử dụng hai loại vỏ ốc kim khôi. Một có màu nền nâu sẫm và có nguồn gốc từ biển Caribbean; một loại vỏ khác, với nền màu cam nhạt hoặc đỏ nhạt, là từ vùng bờ biển Madagascar. Người tiêu dùng thích nền tối hơn vì nó phô bày hình ảnh được chạm khắc với độ tương phản lớn hơn (hình 7). Vỏ ốc vùng Caribbean cũng có hình dạng cong hơn, cho phép độ phức tạp cao hơn trong quá trình chạm khắc nó, trong khi vỏ ốc vùng châu Phi có xu hướng phẳng hơn. Vỏ ốc vùng Caribbean đắt hơn, vì vậy người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho những tác phẩm chạm khắc này.

Với một vỏ ốc trong tay, thợ chạm khắc có hai phương án khả thi: Họ có thể tạo ra một tác phẩm chạm khắc trên toàn bộ trên vỏ ốc hoặc chỉ lấy một mẫu nhỏ để chạm khắc ra nhiều hình dạng khác nhau. Quá trình chung cho cả hai loại này bao gồm công đoạn tạo hình thô bằng máy và sau đó khắc chi tiết bằng tay. Đối với tác phẩm chạm khắc nguyên mảnh vỏ, thợ chạm cần cầm vỏ rất nhẹ nhàng. Vì vỏ rỗng, thợ chạm phải chú ý thêm khi tác dụng lực để tránh hư hỏng. Đối với các mảnh chạm khắc nhỏ, vỏ cần phải được cắt thành miếng nhỏ và sau đó định hình bằng máy. Thợ chạm khắc sau đó gắn mảnh nhỏ vào một đầu của thanh gỗ bằng keo dán chuyên dụng. Chạm khắc tinh xảo bằng tay được thực hiện bằng cách cầm thanh gỗ với mảnh vỏ bên trên là một bề mặt cứng chắc (hình 8).

 

Hình 8: Thợ chạm khắc cầm một thanh có gắn mảnh vỏ nhỏ cần chạm khắc lúc này gần như là một bề mặt cứng chắc do chúng đã được gia cố. Ảnh của Kevin Schumacher.

Khắc chi tiết bằng tay được thực hiện bằng  “bulino – dao khắc”, một công cụ truyền thống để chạm trổ và điêu khắc. Dao khắc có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau dùng cho các mục đích chạm khắc khác nhau. Đối với sản phẩm chạm khắc toàn bộ trên vỏ, thợ khắc loại bỏ lớp màu trắng trên cùng để tạo thành một chạm khắc với màu nền tương phản. Nhân vật hoặc chủ đề được miêu tả phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của lớp vỏ. Các yếu tố như độ cong của mảnh, độ dày của lớp bề mặt trắng và độ tương phản màu sẽ quyết định những gì có thể được khắc. Một sản phẩm chạm khắc – cameo toàn vỏ thường mất khoảng hai tháng để hoàn thành, trong khi một mảnh nhỏ mất vài ngày.

Nhật Bản đã từng là thị trường lớn nhất cho những sản phẩm chắc khắc bằng vỏ thủ công này. Imposeimato lần đầu tiên đến thăm Nhật Bản vào năm 1993 để giới thiệu cho khách hàng địa phương cách làm các sản phẩm chạm khắc. Sau đó, anh được mời trở lại hơn 20 lần. Tuy nhiên, thị trường đã chậm lại trong năm năm qua, có lẽ do phong cách thay đổi. Phụ nữ thường mặc áo khoác len được kết hợp hoàn hảo với các sản phẩm chạm khắc. Bây giờ họ có nhiều lựa chọn thời trang hơn, nhiều người chọn các phụ kiện khác. Ngay cả ở thời điểm thịnh hành nhất, các sản phẩm chạm khắc cũng thường được mua bởi phụ nữ trên 30 tuổi. Imposeimato cảm thấy rằng các chủ đề được khắc trên các sản phẩm này cần phải được cập nhật để thu hút người tiêu dùng trẻ và mở rộng thị phần.

Trong khi cameos được chạm khắc bằng máy có xu hướng phẳng, các phiên bản thủ công có xu hướng giữ độ cong tự nhiên của các vật liệu được sử dụng. Mặc dù những chiếc cameo được chế tác bằng tất cả các loại vật liệu khác nhau đều xuất hiện phổ biến trên thị trường hiện nay, nhưng những sản phẩm chạm khắc bằng vỏ thủ công vẫn giữ một vị trí độc nhất trong thế giới trang sức cao cấp. (Theo Tao Hsu, phần Gem News International, quyển G&G Spring 2019)